Lễ hội địa phương

Lễ hội địa phương là gì?

Lễ hội địa phương tại Việt Nam là những sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. “Lễ” là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. “Hội” là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống. (Theo Wikipedia)

Theo thống kê 2009, hiện cả nước Việt Nam có 7.966 lễ hội; trong đó có 7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%), 544 lễ hội tôn giáo (chiếm 6,28%), 41 lễ hội du nhập từ nước ngoài (chiếm 0,12%), còn lại là lễ hội khác (chiếm 0,5%).

Lễ hội địa phương là gì?
Lễ hội địa phương là gì?

Việt Nam là một quốc gia đã có hàng nghìn năm lịch sử. Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam có một nền văn hóa mang bản sắc riêng. Chính những nét đó làm nên cốt cách, hình hài và bản sắc của dân tộc Việt Nam.

Trong kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam, sinh hoạt lễ hội là vùng văn hóa rất đặc trưng. Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian hầu như có mặt ở khắp mọi miền đất nước. Nhiều lễ hội ra đời cách đây hàng nghìn năm đến nay vẫn được duy trì. Lễ hội ở Việt Nam bao giờ cũng hướng tới một đối tượng thiêng liêng cần suy tôn là nhân thần hay nhiên thần. Đó chính là hình ảnh hội tụ những phẩm chất cao đẹp nhất của con người. Giúp con người nhớ về nguồn cội, hướng thiện và nhằm tạo dựng một cuộc sống tốt lành, yên vui.

Ý nghĩa của lễ hội truyền thống địa phương

Lễ hội là một hình thức văn hóa dân gian mang tính cộng đồng rất cao, được xem là “cuộc sống thứ hai” không thể thiếu của con người, nhất là đối với cư dân ở vùng văn minh nông nghiệp.

Không đơn giản chỉ là tái hiện lại những mô thức văn hóa cổ xưa. Mà qua đó lễ hội còn thể hiện khát khao nhân bản được tiếp nối và phát huy sức mạnh, sự toàn năng của thiên nhiên hay thần linh và các anh hùng trong nền lịch sử. Là hoạt động sinh hoạt tập thể đem lại sự hứng khởi cho mọi người nên những nghi thức lễ hội dần đi vào tâm thức tạo thành niềm cộng cảm thiêng liêng của cộng đồng.

Ý nghĩa của lễ hội truyền thống địa phương
Ý nghĩa của lễ hội truyền thống địa phương

Cùng tham dự một lễ hội, người tham gia sẽ cảm thấy như muốn gắn kết với nhau hơn, muốn được chia sẻ cùng nhau hơn, như được tiếp thêm lửa sức sống. Vì thế thời điểm lễ hội được coi là “thời điểm mạnh” trong đời sống. Hội tụ những nét tích cực nhất của một trình độ tổ chức. Những trạng thái tình cảm thăng hoa, vui vẻ và cũng là thời điểm hội tụ những hình thức lễ nghi cùng với những trò biểu diễn dân gian đặc sắc nhất.

Lễ hội chính là sự kết tinh của một quá trình tiếp biến văn hóa lâu dài, bền bỉ. Qua hình ảnh lễ hội sẽ nhìn thấy ước mơ, nguyện vọng của cả một cộng đồng hướng về những điều tốt đẹp. Có thể xem thất tinh hoa văn hoá của một cộng đồng được lắng đọng trong lễ hội. Đó là một mã văn hoá đậm đặc các giá trị tinh thần mà nếu bóc tách các lớp vỏ hình thức người ta sẽ tìm thấy cái lõi bản chất văn hoá.

Ý nghĩa của lễ hội truyền thống địa phương
Ý nghĩa của lễ hội truyền thống địa phương

Lễ hội là sự cộng hưởng các giá trị về mặt lịch sử, phong tục, văn chương, nghệ thuật, là bảo tàng sống về các giá trị tinh thần, dân chủ, nhân văn đã được kết tinh trong suốt chiều dài lịch sử. Đó là sự thỏa mãn các nhu cầu về tín ngưỡng, tâm linh, về giải trí. Đó là nhu cầu giao lưu, học hỏi, là sự đoàn kết. Quan trọng nhất là nhu cầu sáng tạo và thụ hưởng văn hóa góp phần nâng cao đời sống văn hóa của cộng đồng dân cư.

Do tính phức tạp và đa dạng của đối tượng nên trên thế giới hiện nay có xu hướng tìm hiểu lễ hội khác nhau. Có quan điểm coi lễ hội là sự thích nghi, hoà nhập của con người với môi trường, từ đó tìm hiểu cách ứng xử của cộng đồng với tự nhiên (cây cối, đất đai, mưa nắng…), với xã hội (chống giặc ngoại xâm, giáo dục điều thiện…).

Ý nghĩa của lễ hội truyền thống địa phương
Ý nghĩa của lễ hội truyền thống địa phương

Quan điểm này cho thấy hầu hết các lễ hội hướng con người hoà nhập và sống chung với môi trường lành mạnh. Con người không thể chi phối nhưng có thể lợi dụng tự nhiên để sống hài hoà với tự nhiên. Có xu hướng lại coi lễ hội có chức năng điều hoà xã hội.

Ví như các lễ hội về các sự kiện lịch sử giáo dục tinh thần yêu nước, tự chủ tự cường…, những lễ hội cầu may nuôi dưỡng khát vọng vươn lên… Có quan điểm lại cực đoan chỉ nghiên cứu ảnh hưởng tốt xấu, hay dở của lễ hội tới các quan hệ đương đại mà bỏ qua các yếu tố lịch sử. Xu hướng được coi là khoa học và toàn diện nhất vẫn là phương pháp tiếp cận mácxit với nguyên tắc biện chứng tìm hiểu mối quan hệ giữa tự nhiên và văn hoá, coi lao động là nguồn gốc của mọi văn hoá.

Từ định hướng này mà văn hoá học khẳng định lễ hội là một quá trình xã hội, là lĩnh vực hoạt động tinh tế, là sản phẩm văn hoá của con người.

Ý nghĩa của lễ hội truyền thống địa phương
Ý nghĩa của lễ hội truyền thống địa phương

Phạm trù lễ hội ngày càng được nhìn nhận sâu hơn về bản chất, được coi là thành tố cơ bản của văn hoá. Văn hoá thể hiện trình độ người thì nhìn vào lễ hội sẽ thấy rõ trình độ người của một dân tộc, một nền văn hoá.

Do vậy nhiều nước rất quan tâm đến việc bảo tồn, lưu giữ và phát triển lễ hội với quan điểm vừa đậm đà bản sắc vừa giàu có tinh thần nhân văn. Vì chỉ có như vậy lễ hội mới trở thành di sản văn hoá, thành tài sản quốc gia, mới gắn kết và gắn nối các cá nhân trong cộng đồng, mới có thể đi ra được với thế giới để đối thoại với các nền văn hoá khác, mới thu hút được khách du lịch…

Thời gian tổ chức

Lễ hội truyền thống ở Việt Nam thường diễn ra vào mùa Xuân và số ít vào mùa Thu là hai mùa đẹp nhất trong năm, đồng thời cũng là lúc nhà nông có thời gian nhàn rỗi. Trong số các lễ hội Việt Nam thì phải kể đến những lễ hội chi phối hầu hết các gia đình trên mọi miền tổ quốc, đó là Tết Nguyên Đán, Lễ Vu Lan và tết Trung Thu. Gần đây một số lễ hội được nhà nước và nhân dân quan tâm như: Lễ hội đền Hùng, Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn, Giáng Sinh, Hội Phật Tích.

Thời gian tổ chức
Thời gian tổ chức

Ngoài ra các tỉnh thành còn thường tổ chức các lễ hội tôn vinh sản phẩm hoặc đặc sản tiêu biểu của địa phương nhằm tôn vinh văn hoá và thu hút du lịch cho các tỉnh. Các lễ hội này thường được tổ chức vào các mùa du lịch cao điểm và thời tiết dễ chịu với các hoạt động rất đặc sắc, quy tụ nhiều hoạt động văn hóa tín ngưỡng độc đáo mang nhiều giá trị văn hóa, truyền thống (VD: Festival lúa gạo Hậu Giang, Festival trái cây Tiền Giang, Lễ hội văn hoá trà Lâm Đồng, Lễ hội Cách cà phê nói Buôn Mê Thuột, Festival Đờn ca tài tử Việt Nam lần thứ I tại Bạc Liêu…).

Phương án thực hiện

Phương án thực hiện
Phương án thực hiện

Các lễ hội được tổ chức gồm 2 buổi lễ chính được dàn dựng cực kỳ quy mô được đầu tư cao là lễ khai mạc và lễ bế mạc, cùng trong lễ hội là một chuỗi các sự kiện vệ tinh hưởng ứng lễ hội được đầu tư kĩ lưỡng. Các sự kiện trong lễ hội thường được truyền hình trực tiếp trên kênh truyền hình địa phương vè trên các kênh truyền hình trong và ngoài nước.

Vì đây là hoạt động cộng đồng nên song song với dàn dựng là vấn đề an ninh an toàn phải được ưu tiên trong khâu tổ chức thực hiện.

CAT Event là một trong những nhà tổ chức hàng đầu tại Việt Nam và là một trong những số ít đơn vị tổ chức sự kiện có khả năng lên ý tưởng và dàn dựng tổ chức các lễ hội địa phương thành công, chúng tôi ngoài đội ngũ nhân sự nhiệt tình chuyên nghiệp, dàn vật tư máy móc hiện đại, chúng tôi còn có khả năng giám sát, đạo diễn sự kiện và có mối quan hệ hợp tác thân thiết với các nghệ sĩ ưu tú hàng đầu Việt Nam để thực hiện các lễ hội đặc sắc có quy mô cực lớn, góp một phần truyền bá văn hoá Việt Nam thông qua các sự kiện tổ chức đến với bạn bè năm châu.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *