Nội dung bài viết
Tư duy ngược là gì ?
Tư duy ngược – hay còn gọi là Reverse Thinking, hoặc tư duy nghịch đảo, hiểu một cách đơn giản nó là cách suy nghĩ đi ngược lại với mong muốn hoặc hành động thông thường. Và nhờ vậy nên tư duy ngược thường đem lại nhiều ý tưởng mới lạ, táo bạo trong quá trình tư duy và quyết định của con người.
3 ví dụ về tư duy ngược
Quy trình làm việc của nhà máy
Trước đây, công nhân trong nhà máy thường di chuyển xung quanh máy móc, linh kiện để hoàn thành công việc. Nó tốn nhiều công sức và hiệu quả thấp.
Sau đó, quy trình làm việc đã được thay đổi. Công nhân ở tại một nơi làm việc cố định trong khi các bộ phận được chuyển đến trước mặt họ. Sử dụng tư duy này, khái niệm dây chuyền lắp ráp đã được phát triển và hiệu quả đã được cải thiện đáng kể.
Bắt kẻ trộm điện thoại
Điện thoại di động của một nam thanh niên đã bị đánh cắp tại một nhà ga. Anh nhờ người bạn nhắn vào điện thoại: “Chào Anh: tàu sắp đi rồi, em phải đi và không thể đợi anh lâu hơn. 20.000 đô la mà tôi nợ bạn nằm trong tủ khóa A21 của nhà ga xe lửa, mật khẩu là 1685. ”
Nửa giờ sau, kẻ trộm điện thoại bị tóm gọn trước tủ A21.
Giải quyết một vấn đề bằng tư duy ngược thường có thể dễ dàng.
IOU $ 2.500
Một doanh nhân đã vay 2.000 đô la từ Hassan bằng IOU. Khi thời hạn gần đến, Hassan nhận ra rằng mình đã mất IOU. Anh ấy lo lắng về điều đó vì anh ấy biết rằng doanh nhân sẽ không trả lại tiền nếu không có IOU.
Nghe về việc này, bạn của anh, Nasreddin, gợi ý rằng Hassan nên viết một lá thư cho doanh nhân, nhắc anh trả lại 2.500 đô la mà anh đã vay trước thời hạn. Hassan bối rối. Anh ta chỉ cho doanh nhân vay 2.000 đô la, không phải 2.500 đô la. Anh ta không biết làm thế nào, vì anh ta đã mất IOU, anh ta có thể lấy lại 2.000 đô la, chưa kể 2.500 đô la. Nhưng anh ta đã viết lá thư như Nasreddin đề nghị.
Anh ta nhanh chóng nhận được phản hồi từ doanh nhân sau khi anh ta gửi bức thư: “Tôi nợ bạn 2.000 đô la, không phải 2.500 đô la. Tôi sẽ trả lại vào ngày mà chúng tôi đã thỏa thuận ”.
Mời bạn cùng tìm hiểu Tổ chức sự kiện là gì?
Tư duy ngược trong sự kiện
Sự kiện là một lĩnh vực luôn đòi hỏi phải có nhiều ý tưởng sáng tạo, vì vậy tư duy ngược mặc nhiên trở thành một trong những yêu cầu hàng đầu cho các agency trong khâu lên ý tưởng và tổ chức chương trình. Tuy nhiên, nhiều agency đưa tư duy ngược vào phương châm hoạt động của mình nhưng chưa thực sự hiểu rõ hoặc vận dụng tốt khái niệm này, do đó CAT Event thông qua bài viết mong muốn quý khách hàng hiểu rõ hơn tư duy ngược là gì và cách vận dụng nó.
Brainstorming
Họp ý tưởng đối với một số staff mới vào nghề thực sự trở thành “ác mộng” khi ý tưởng mình đưa ra liên tục đi vào lối mòn cũ, nếu bỏ qua việc thiếu kinh nghiệm mà dùng lối tư duy ngược kết hợp với biểu đồ mindmap thì đôi khi sẽ làm buổi brainstorming thành công ngoài mong đợi, khi đã có ý tưởng tốt thì việc “trau chuốt” để nó trở nên hợp lý không còn khó nữa và brainstorming tự nhiên sẽ trở thành buổi giao lưu trao đổi góp ý cực kì nhẹ nhàng và lý thú.
Tăng năng suất làm việc
Thông thường mọi người đều nghĩ rằng làm nhiều việc trong thời gian ngắn sẽ gia tăng năng suất làm việc hơn, tuy nhiên còn có một cách cực kỳ đơn giản nữa để tăng năng suất làm việc, đó chính là đặt câu hỏi về “những yếu tố gây mất tập trung khi làm việc”, sau khi tìm ra lý do và loại bỏ nó thì công việc đạt hiệu quả hơn đồng thời năng lượng làm việc tích cực hơn là điều dễ thấy.
Giảm thiểu rủi ro
Câu hỏi thường đặt ra cho một sự kiện đó chính là “làm thế nào giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất cho sự kiện?”, câu trả lời chính là lên kế hoạch cho tất cả các rủi ro có thể xảy ra trong sự kiện và đề ra các phương pháp xử lý, tuy nhiên, có một cách tư duy khác, đó chính là “làm thể nào để không xảy ra rủi ro khi tổ chức sự kiện?”, trước khi làm giảm rủi ro, hãy tìm cách làm sao để rủi ro đó không xảy ra đã.
Sắp xếp và dọn dẹp.
Ai đã dấn thân vô ngành tổ chức sự kiện mới biết, một sự kiện được tổ chức phải chuẩn bị hàng tỉ tỉ vật dụng thiết bị, nên việc sắp xếp và dọn dẹp gọn gàng ngăn nắp, dễ tìm kiếm thực sự vô cùng cần thiết và tránh lãng phí. Thế nhưng không phải ai cũng biết việc vận dụng lối tư duy ngược vào công cuộc sắp xếp và dọn dẹp cho một sự kiện sẽ đem lại kết quả bất ngờ.
Có thể ví dụ dễ hiểu như thế này: Sau khi đã dàn dựng xong cho sự kiện ngày kia tổ chức, đội thi công sẽ thu dọn những thiết bị không cần thiết vào kho tạm hoặc vào xe tải để vận chuyển bớt về kho cố định, thứ nhất là để cho khu hậu đài được gọn gàng không ảnh hưởng đến sự kiện, thứ hai cũng là để tiết kiệm chi phí nhân công, chi phí vận chuyển và chi phí thuê mướn kho bãi… Tuy nhiên, thay vì lối suy nghĩ “thu dọn những thứ không cần thiết”, hãy thay đổi bằng “giữ lại những thiết bị có thể cần sử dụng”, cách suy nghĩ này giúp người quản lý thiết bị giảm áp lực vì lo lắng cho việc dọn “nhầm” hoặc bỏ “sót” thiết bị, cũng như tập trung vào phân loại những thiết bị cần dùng cho sự kiện hơn.
Lời cuối
Tư duy ngược chính là cách để giải quyết vấn đề một cách logic và thông minh, không chỉ có thể được ứng dụng trong tổ chức sự kiện mà nó có thể ứng dụng trong cuộc sống hoặc bất cứ lĩnh vực nào để đem lại thành công hơn mong đợi.