Nội dung bài viết
In quảng cáo có rất nhiều loại sử dụng vào các mục đích khác nhau. Ở bài viết này, cùng CAT Event tìm hiểu ưu nhược điểm các chất liệu in ấn phổ biến trong lĩnh vực tổ chức sự kiện
1. Hiflex
Bạt hiflex là loại chất liệu nhựa (PVC) có màu trắng đục và trắng sữa. Có độ bền cao, độ co giãn tốt, thích hợp sử dụng ngoài trời cho các loại sản phẩm băng rôn, backdrop, bảng hiệu hộp đèn,…
Bạt hiflex có 2 loại:
– Bạt hiflex xuyên đèn: độ dày 0.26mm đến 0.52mm, độ dày càng mỏng thì khả năng xuyên đèn càng cao. Nếu độ dày để làm hộp đèn thì 0.32mm là ổn nhất.
– Bạt hiflex không xuyên đèn: loại này không có khả năng xuyên sáng, loại bạt hiflex không xuyên sáng đang được ưa chuộng nhất hiện nay đó là bạt đế xám hay còn gọi là bạt 2 da, có màu xám ở mặt sau, thích hợp để làm backdrop, banner, băng rôn.
Về ưu điểm:
- Giá thành rẻ
- Có thể sử dụng trong nhà lẫn ngoài trời
- Có độ bền cực kỳ cao, co giãn tốt, chịu được các tác động thời tiết bên ngoài
- Có nhiều độ dày khác nhau (0.28mm, 0.32mm, 0.36mm, 0.4mm…) tùy theo mục đích sử dụng
- Đa dạng về kích thước
- Dễ dàng thi công, lắp đặt
Về nhược điểm:
- Về tính thẩm mỹ, so với các chất liệu khác thì sẽ không thẩm mỹ bằng
- Độ bền không quá cao, nếu sử dụng ngoài trời một thời gian dài sẽ bị mục và rách.
- Bạc màu sau một thời gian sử dụng
- Dễ bắt lửa

2. Decal
Có lớp mặt là giấy để in hình, tùy theo mục đích sử dụng mà có các loại giấy khác nhau. Phía sau là lớp keo, sẽ có một lớp giấy bảo vệ lớp keo đó.
Tùy theo mục đích sử dụng mà có các loại decal như sau:
- Decal giấy
- Decal trong
- Decal lưới
- Decal sữa
- Decal nhựa
- Decal chuyển nhiệt
Trong tổ chức sự kiện, chất liệu decal sữa đang là sự lựa chọn phổ biến hiện nay, được dùng để in sticker, tem nhãn sản phẩm, in decal dán backdrop, dán tường, dán xe,…
Về ưu điểm:
- Co dãn tốt
- Sử dụng được trong nhà lẫn ngoài trời
- Có thể dán trên nhiều bề mặt khác nhau, dễ dàng dán được các góc khó như góc nhọn, góc tròn,…
- Độ bền khá tốt, nếu được in UV thì thời gian sử dụng lâu hơn mực dầu.
- Hỗ trợ gia công cắt bế tỉ mỉ, chỉ cần gỡ ra là dán không cần phải cắt lại.
Về nhược điểm: Giá thành cao

3. PP
Hay là còn lại là paper plastic, đây là một loại giấy trong ngành in kỹ thuật số, một mặt để in hình, mặt sau được tráng keo hoặc không keo . Mặt trước có mày trắng sữa, phẳng mịn. Chất liệu PP sau khi in hình, bắt buộc phải cán một lớp màng bảo vệ (bóng hoặc mờ).
Có 2 loại PP: có keo và không có keo
- PP có keo sử dụng để dán như poster, tranh, PP cán format, in sticker,…
- PP không keo dùng để gắn vào chân standee, băng rôn, standee cuộn,…
Về ưu điểm:
- Có độ dai mịn, giúp phông nền được căng đều, phẳng mà không làm rách hoặc dãn phông nền
- Khả năng bám mực cao
- Khổ in rộng với các kích thước: 91cm, 107cm, 127cm, 151cm, chiều dài từ 30m đến 50m.
Về nhược điểm:
- Sau khi dán thì không thể lột ra được vì độ bám của keo rất chắc.
- Dễ thấm nước và không chịu được độ ẩm cao
- Giá thành cao

Qua bài này hy vọng các bạn có thêm kiến thức về các chất liệu in ấn phổ biến trong sự kiện và đó là những gì chính CAT Event đã sử dụng trong các dự án của mình